Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG CHIM HẠC TRONG DÂN GIAN
Hạc được xem là cha của tất cả các loài có cánh trên trái đất. Sau phượng hoàng, chim hạc được ưa chuộng nhất trong số những loài chim.
Thời xưa, các vương hầu muốn cống tiến vật phẩm cho hoàng đế để lấy lòng tin thường sử dụng biểu tượng chim hạc, được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều”.
Hình dáng con hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.
Sách cổ ghi lại rất nhiều điều liên quan tới đức tính của hạc, nhìn một cách tổng quát, hạc giống như một người quân tử, không dâm, không dục, trong sạch thuần khiết, tiếng kêu thánh thót, sánh với nhân tài.
Thời xưa hạc còn được dùng để ví với những người ưu tú, nên sắc lệnh chiêu mộ hiền sỹ còn được gọi là “hạc bản”, những thứ trên “hạc bản” được gọi là ” hạc thư” hoặc “hạc đầu thư”, những người tu hành và có tiếng tăm tốt được gọi là “hạc minh chi sĩ”. Liên hệ điều này, có thể thấy các bức tranh có vẽ hạc mang ý nghĩa thanh liêm, không tham lam, sa đọa.
Truyền thuyết nói rằng hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Vì thế người đời sau dùng hạc để chúc phúc trường thọ.
Có người còn đặt tên có chữ “hạc” để may mắn và trường thọ như: Hạc Thọ, Hạc Linh… và hình ảnh hạc được đưa vào tranh chúc thọ, bình phong chúc thọ, câu đối và đồ chạm khắc khác, và đặc biệt để có được tác phẩm bonsai hạc thì rất khó.
Ngoài ra mỗi hình dáng và vị trí đặt hạc còn tượng trưng cho một ý nghĩa riêng:
– Một chú hạc đang bay vút lên lên trời tượng trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du, bởi vì khi ai đó chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường.
– Hình ảnh một chú hạc thấp thoáng giữa những đám mây lại tượng trưng cho tuổi thọ, sự uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả. Hình ảnh ấy còn hàm ý chủ nhân đang vươn tới một vị trí cao, đầy quyền lực.
– Hình ảnh hạc đang nô đùa xung quanh những cây thông tượng trưng cho sức chịu đựng dẻo dai, kiên cường của gia chủ để có được một cuộc sống danh tiếng, giàu sang.
– Một trong những món quà tặng mừng thọ cho cha mẹ có thể là một tác phẩm nghệ thuật có hình chim. Hình ảnh thi vị đó như ước nguyện về một cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm, tượng trưng cho sự tiếp nối truyền thống các bậc tiền bối bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Hạc trắng có lông đỏ trên đỉnh đầu được người Hoa cho là sẽ đem tới một sự hài hòa tuyệt vời cho gia đình và giúp cho mối quan hệ giữa các thành viên luôn bền vững.
Cách trưng bày biểu tượng chim Hạc
Tốt nhất là đặt biểu tượng chim Hạc ở hướng Nam, vì nó sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt.
Hướng Tây sẽ đem lại sự may mắn cho con cái của bạn, trong khi hướng Tây Bắc là hướng nên chọn nếu gia đình bạn là tộc trưởng.
Đặt hạc ở hướng Đông sẽ có lợi cho con trai và cháu trai.
Chim hạc là một vật phẩm phong thủy khá tốt, giúp bạn chặn đứng những điều không may có thể lọt vào nhà.
Những khu vực không nên trưng hạc là phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể bày hạc ở phòng ăn và phòng khách.
*Binh Bonsai thưa Quý vị yêu Bonsai và phong lan thân mến, quý vị có nhu cầu giao lưu Bonsai, cây cảnh, phong lan các loại xin vui lòng vào liên kết dưới đây:
https://bonsai.binhart.com
___
“Bậc thầy bonsai” và bí mật của vườn cảnh trăm tuổi được “đại gia” thế giới ước thèm.
Trên kênh Binh Bonsai chia sẻ với quý vị và các bạn những kiến thức về:
~Cây cảnh đẹp.
~Bonsai nghệt thuật.
~Phong lan phi điệp và phong lan các loại.
~Cây môi trường.
__
* Subscribe: https://goo.gl/dYLhPs
* web: https://bonsai.binhart.com/shop
* https://www.facebook.com/BonsaiBinhArt
* Twitter: https://twitter.com/BinhBonsai
Binh Bonsai trân trọng cảm ơn!
~~~
I. NGHỆ THUẬT CHƠI BONSAI VÀ CÂY CẢNH, CÂY KIỂNG
Khi tạo dáng cho cây kiểng họ dựa vào những nguyên tắc rất cụ thể:
Cây phải có ba tầng, năm nhánh, bốn đoạn – ba tầng và ngọn. Cây phải tuân theo luật âm dương. Phần gốc là đoạn một của cây, phải hướng âm [đầu ngã vô, gốc lồi ra], đến đoạn bốn phải trở về dương. Khi đã có đủ âm dương thì phần ngọn phải quay về gốc, tức qui căn.
Một bộ kiểng phải có ba cây [chỉ lấy số lẻ, không lấy số chẵn], cây giữa theo thế trực, hai cây còn lại theo thế nghiêng để tượng trưng cho Tam Thanh. Nếu không ráp thành bộ được thì gọi là Độc Chiết [một hay nhiều cây xếp thành hàng ngang].
Nguyên tắc sửa cành nhánh
– Lấy hình tam giác làm chuẩn để sửa nhánh, có hai cách: [1] Chiết chi hay hô văn [chú trọng việc chiết uốn từng nhánh nhỏ]; [2] Tam thanh: chia ba hình tròn, nhập lại thành một tầng để tạo hình tam giác.
Về giá trị thẩm mỹ của cây kiểng, một cây kiểng đẹp theo phong cách xưa phải là cây cổ thụ, có giá trị thẩm mỹ qua bốn phần: hình, thế, chi và diệp.
1. Hình:
Tượng trưng cho Thiên Đạo. Hình dáng cây phải đầu voi đuôi chuột [gốc lớn hơn ngọn], có bốn đoạn phân biệt Âm Dương. Gốc là đoạn một [to nhất], kế tiếp là đoạn hai [phải lớn hơn đoạn ba], đoạn ba phải lớn hơn đoạn bốn [phần ngọn]. Một cây có thân hình lăng trụ, phần gốc và ngọn lớn bằng nhau thì không thể làm cây cảnh.
2. Thế:
Thế cây tượng trưng cho Nhân đạo [đạo lý làm người], phải có đầy đủ âm dương. Các đoạn của thân cây phải tương đối bằng nhau, nghĩa là không dài và cũng không ngắn hơn.
3. Chi [cành nhánh]:
Tượng trưng cho thần, cành nhánh cũng tuân thủ theo luật âm dương, nhánh tầng một lớn hơn nhánh tầng hai, nhánh tầng hai lại lớn hơn nhánh tầng ba và nhánh tầng ba thì lớn hơn nhánh tầng bốn [phần ngọn]. Các nhánh đều phải có hình tam giác.
4. Diệp [lá]:
Tượng trưng cho Phụ Tử. Lá phải tương xứng với nhánh, không nhiều đến nỗi che khuất nhánh và cũng không ít đến mức khiến cây trông còi cọc.
Ngoài bốn điểm quan trọng trên, cây kiểng còn tượng trưng cho Quân, Thần, Phụ, Tử, Tam Cương, Ngũ Thường và Tam Tòng, Tứ Đức.
– Quân: là thân cây.
– Thần: là nhánh cây lớn.
– Phụ: là nhánh cây nhỏ.
– Tử: là lá cây.
– Tam cương: ba tầng của cây.
– Ngũ Thường: năm nhánh của cây [bốn nhánh và phần ngọn].
– Tam Tòng: cũng là ba tầng của cây.
– Tứ Đức: Bốn đoạn của cây.
II. NGHỆ THUẬT CHƠI PHONG LAN, HOA LAN
Người xưa thường nói: “Vua chơi lan, quan chơi trà” có nghĩa là: Bậc vua chúa mới dám chơi hoa lan, còn hàng quan lại thì chỉ chơi hoa trà thôi. Lan là loại hoa vương giả, đẹp đến mê hồn và không ở đâu có sự kết hợp hài hòa giữa cái đẹp trong tự nhiên và bản tính hướng thiện của người đời như giới chơi lan…
Lan được người chơi chia làm hai dòng chính là Địa lan và Phong lan. Trong đó, Phong lan lại có hai nhánh là bản địa [Việt Nam] và Catlan [phiên âm qua tiếng Hán của lan Cattleya] được du nhập vào Việt Nam. Catlan tuy hơn hẳn lan bản địa vì nhiều màu sắc nhưng thực sự không thể so sánh được về mùi hương. Bởi lan bản địa là lan vừa có hương vừa có sắc, hương thì ngọt ngào quyến rũ, sắc thanh tao ấn tượng.
Kỳ công có một không hai
Trong vườn có rất nhiều loại lan khác nhau như: Tam bảo sắc; Thiết bảo sắc; Tiểu kiều; Đại kiều; Hoàng thảo; Phi điệp;
Nghề chơi lan đòi hỏi nhiều kỳ công.
Người chơi lan miền Bắc chủ yếu chú trọng sưu tầm lan Việt. Họ thưởng hoa theo lối truyền thống tao nhã và luôn tôn trọng niêm luật khắt khe đã đề ra. Với họ, màng hoa, giò hoa, thân lá phải được chau chuốt đến chỉn chu, tỉ mẩn để bất cứ giò lan nào cũng là một tác phẩm nghệ thuật. Qúy và sang trọng hơn tất cả vẫn là Lan hài Đỏ, lan Ngọc điệp [chuỗi ngọc] – dân gian hay gọi là Ngọc điểm; Đái châu [Đái có nghĩa là chuỗi, Đái châu: Chuỗi ngọc]; Đuôi chồn…. Loài hoa này có nguồn gốc từ rừng sâu nhiệt đới và hoa của nó có màu rực rỡ, hay nở đúng dịp xuân về. Mỗi giò Ngọc Điệp thường có từ ba đến bốn ngọn, nếu giò nào có tới mười ngọn là cực hiếm, bởi số hoa sẽ tương ứng với số ngọn.
Nguồn: https:/bonsai.binhart.com